Samantha Anderson, Ph.D. và Ainura Sagyn

BỎ QUA TỚI NỘI DUNG CHÍNH
Pangea temporary hotfixes here

Bài viết   |   Đọc trong 6 phút

Thay đổi tư duy về tái chế: Gặp gỡ hai người phụ nữ phá vỡ rào cản trong khoa học và công nghệ

Ảnh trang bìa của Samantha Anderson và Ainura Sagyn

Bài viết mới nhất của chúng tôi trong loạt bài #WomenWhoMaster của Logitech MX giới thiệu về hai người phụ nữ nổi bật, một ở châu Âu và một ở Trung Á, đang ở vị trí đầu ngành về khoa học và công nghệ.

Tiến sĩ Samantha Anderson là CEO kiêm nhà đồng sáng lập của DePoly SA, một công ty tái chế hóa chất có trụ sở tại Thụy Sĩ đang tạo ra một nền kinh tế tuần hoàn cho rác thải nhựa dùng một lần hậu tiêu dùng và hậu công nghiệp. Ainura Sagyn là một kỹ sư máy tính kiêm nhà hoạt động nữ quyền sinh thái ở Kyrgyzstan. Cô đã sáng lập ra Tazar, một ứng dụng kết nối người dân và các công ty của Kyrgyzstan với các nhà tái chế nhằm mục đích giảm lượng rác thải chôn lấp ở các nước đang phát triển.

Chúng tôi đã trò chuyện với hai người phụ nữ tiên phong này về cách họ đang định hình tương lai phát triển bền vững.

Chân dung Samantha Anderson

Samantha Anderson

Câu hỏi: Điều gì đã truyền cảm hứng để chị thành lập công ty của riêng mình?

Samantha Anderson: Trong năm 2018, các nghiên cứu về tác động của hạt vi nhựa đối với sức khỏe con người đã dần xuất hiện, nhưng không có ai tỏ ra thực sự cấp thiết xoay quanh việc giải quyết vấn đề này. Sau đó, trong những năm làm nghiên cứu sinh, tôi và những người đồng sáng lập đã tổng hợp các kiến thức hóa học cần thiết để DePoly tồn tại, và tất cả thành hình từ đó. Hy vọng của chúng tôi là DePoly sẽ giảm thiểu ô nhiễm nhựa toàn cầu bằng cách mang lại phương pháp tái chế nhựa sử dụng một lần, mà ngày nay vẫn đang được gửi thẳng đến các bãi chôn lấp hoặc trung tâm đốt rác. Nền kinh tế tuyến tính ở hiện tại là Lấy - Chế tạo - Bỏ đi đang làm cạn kiệt môi trường tài nguyên thiên nhiên của chúng ta.

“Tạo ra một nền kinh tế tuần hoàn cho nhựa có nghĩa là nhựa sử dụng một lần mà hầu hết mọi người tiêu thụ sẽ được làm từ rác thải của những năm trước.”

Samantha Anderson trong phòng họp

Câu hỏi: Hãy tưởng tượng rằng một trong những người được chị cố vấn vào năm 2100 chọn cùng nghề nghiệp với chị. Chị muốn tương lai của cô ấy như thế nào?

SA: Trước hết, tôi hy vọng rằng chúng tôi đã tìm ra những cách để giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, để môi trường mà cô ấy định hướng ít nhất cũng hiếu khách như môi trường hiện tại của chúng ta. Nhưng ngoài điều đó, tôi muốn nhấn mạnh rằng tương lai của cô ấy là do cô ấy tạo ra.

“Bất cứ điều gì cô ấy muốn làm, tôi sẽ rất vui khi được hỗ trợ cho ước mơ của cô ấy, và tôi sẽ rất hào hứng được thấy con đường riêng của cô ấy sẽ đưa cô ấy đến đâu.”

Chân dung Ainura Sagyn

Ainura Sagyn

Giống như Tiến sĩ Anderson, Ainura Sagyn đã đi khắp thế giới trong hành trình STEM của mình và thúc đẩy cơ hội để tạo ra một giải pháp môi trường thông minh.

Câu hỏi: Chị đã làm gì trước khi bắt đầu xây dựng ứng dụng của mình?

Ainura Sagyn: Giống như hầu hết các nhà phát triển ở Kyrgyzstan, khi đang làm nhà thầu từ xa cho các công ty ở nước ngoài thì tôi được mời thực tập tại LinkedIn ở San Francisco. Đây là một phần của chương trình TechWomen của Bộ Ngoại giao Mỹ, nơi 100 phụ nữ từ Trung Đông, Châu Phi và Trung Á được nhận công việc thực tập tại các công ty hoặc trường đại học hàng đầu. Điều đó thật tuyệt vời! Tôi cũng lập nhóm với những người bạn nữ là kỹ sư và đi khắp Kyrgyzstan để dạy cho các cô gái kiến thức cơ bản về lập trình.

“Chúng tôi muốn cho các cô gái trên khắp Kyrgyzstan thấy hình mẫu phụ nữ làm lập trình và nói với họ: Bạn cũng có thể làm được! Chúng tôi gọi đó là Đoàn xe lập trình.”

Ainura Sagyn

Câu hỏi: Chị sẽ nói gì với một cô gái muốn học các môn STEM hay một người phụ nữ muốn tạo ra một công ty khởi nghiệp của riêng mình?

AS: Tôi muốn nói rằng học kỹ năng sẽ tốt hơn là chọn lấy một nghề khi bạn 18 tuổi. Và kỹ năng hàng đầu là biết cách giải quyết vấn đề theo cách sáng tạo.

“Có rất nhiều giải pháp, vì vậy tốt hơn là không nên tập trung vào công nghệ hay khuôn khổ mà thay vào đó, hãy trang bị các kỹ năng để tạo ra các giải pháp sáng tạo.”

Ngoài ra, ở các quốc gia đang phát triển, mọi người thường nghĩ rằng họ chỉ có thể làm tốt hơn bằng cách đi đến một nơi nào đó khác. Điều này trong nhiều trường hợp khiến đất nước bị “chảy máu chất xám”. Bạn có thể đã nghe nói về hiện tượng này.

“Nhưng khi tôi nói chuyện với các cô gái, tôi nói rằng ở Kyrgyzstan các em biết rõ vấn đề từ bên trong nên các em có thể tạo ra tác động lớn hơn ở đây. Các em có thể là người đi tiên phong và tạo ra thay đổi trên chính quốc gia của mình.”

Samantha và Ainura đang mang những kỹ năng, kinh nghiệm và niềm đam mê riêng của mình để thực hiện một trong những thách thức cấp thiết nhất hiện nay, bất kể chúng ta sống ở đâu: làm thế nào để tạo ra một môi trường tốt hơn, hỗ trợ tối đa tiềm năng cho tất cả chúng ta và cho các thế hệ tiếp theo.

Để đọc toàn bộ cuộc phỏng vấn với Samantha và Ainura, hãy nhấp vào đây để tìm hiểu thêm.

Kết nối với Samantha trên LinkedInTwitter để tìm hiểu thêm về cách cô ấy đang tạo ra một nền kinh tế tuần hoàn cho việc tái chế rác thải nhựa sau tiêu dùng. Ngoài ra, bạn có thể kết nối với Ainura trên LinkedInTwitter để tìm hiểu thêm về cách cô ấy xây dựng các sáng kiến tái chế và mở rộng chân trời cho các cô gái ở Kyrgyzstan.

Women Who Master tập trung vào những phụ nữ có những đóng góp nổi bật trong lĩnh vực STEM. Mục tiêu của loạt bài là tôn vinh những đóng góp đó, truyền cảm hứng cho những lãnh đạo trong tương lai và giúp thu hẹp khoảng cách về giới tính trong công nghệ.

*Việc tham chiếu đến các công ty và dịch vụ được liệt kê ở trên không cấu thành sự hậu thuẫn hay đề xuất của Logitech.

#WOMEN­WHOMASTER

GẶP GỠ NHỮNG BẬC THẦY ĐI ĐẦU TRONG LĨNH VỰC STEM

Logo MX x Women Who Master

Women Who Master

Logitech MX cam kết quan tâm và hỗ trợ các sáng kiến và cá nhân có tác động đang tạo đột phá cho ngành trên toàn thế giới, để truyền cảm hứng cho các cô gái và phụ nữ theo đuổi sự nghiệp hoặc tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong STEM.
Với #WomenWhoMaster, sứ mệnh của chúng tôi là khơi dậy một phong trào trong toàn ngành nhằm giải quyết khoảng cách về giới tính và khả năng tiếp cận không bình đẳng với các cơ hội trong lĩnh vực công nghệ và CNTT, một lần và mãi mãi.